Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Tại sao các loài vật lại di cư?

Tại sao các loài vật lại di cư?

Lần đầu tiên các kỹ sư tại MIT đã quan sát được sự khởi đầu của sự kiện di cư tập trung bao gồm hàng trăm triệu các loài động vật.



Trong bài viết của nhóm các kỹ sư đăng tải trên số ra ngày 27 tháng 3 trên tờ Science, nghiên cứu được thực hiện sử dụng kỹ thuật dựng hình mới cung cấp thông tin cần thiết cho việc bảo tồn hệ sinh thái biển mà hàng đàn cá đại dương lớn định cư.



Nghiên cứu cũng đồng thời khẳng định các giả thuyết về tập tính của những bầy động vật lớn nói chung, từ đàn chim đến đàn châu chấu. Cho đến ngày nay những nghiên cứu đó chỉ được dự đoán thông qua tìm hiểu mang tính lý thuyết, mô phỏng máy tính hoặc các thí nghiệm.



Ví dụ, nhóm nghiên cứu nhận thấy một khi một đàn cá đạt tới mật độ quần thể nhất định, nó sẽ gây ra một phản ứng chuỗi dẫn đến hoạt động đồng hóa của hàng triệu cá thể trong một khu vực lớn. Hiện tượng này khá giống với làn sóng người chuyển động trong sân vận động. Nicholas C. Makris – chỉ đạo nghiên cứu kiêm giáo sư kỹ thuật đại dương và cơ học – cho biết: “So với những gì chúng ta được biết, đây là lần đầu tiên tập tính này được xác định trong tự nhiên trong hệ sinh thái rộng lớn. Việc tụ tập thành đàn của những loài cá di cư có thể mở rộng tới 40km, xấp xỉ 25 dặm. "



Các cộng sự của Makris trong nghiên cứu bao gồm giáo sư tiến sĩ Purnima Ratilal tại Đại học Northeastern, J. Michael Jech thuộc Trung tâm khoa học ngành cá Đông bắc, và Olav Rune Godoe thuộc Viện nghiên cứu sinh vật biển Nauy. Các cộng sự khác đến từ MIT và Trung tâm nghiên cứu ngành cá Đông nam.



Quan sát ngoài khơi



Nhóm nghiên cứu tập trung vào đàn cá trích Đại Tây Dương ở gần Boston trong mùa đẻ trứng khi trời sang thu. Họ phát hiện thấy sự hình thành và chuyển động của bầy cá lớn vào mỗi tối, bơi lội giữa các vùng nước nông nơi chúng đẻ trứng dưới sự che chở của bóng tối. Khi trời sáng, chúng quay trở lại vùng nước sâu hơn và phân tán. Nghiên cứu được thực hiện nhờ thiết bị OAWRS điều khiển từ xa. Vào năm 2006, Makris cùng các cộng sự đã đăng tải một bài viết trên tờ Science nhằm giới thiệu thiết bị OAWRS. Họ đã sáng chế ra nó và tiến hành các quan sát đầu tiên với nó.

OAWRS cho phép nhóm nghiên cứu có được những bức ảnh trong khu vực có đường kính 100 km (tương đương 62 dặm) cứ mỗi 75 giây. Đây là một bước tiến lớn so với các kỹ thuật thông thường ví dụ như máy phát tiếng vọng tìm cá mà Makris so sánh với việc “xem 1 pixel trên màn ảnh”, trong khi đó công nghệ mới lại cho phép “xem cả bộ phim’.



Cả OAWRS và các phương pháp thông thường đều dựa vào âm thanh để định vị vật thể nhờ âm thanh dội lại. Với các kỹ thuật thông thường, thuyền nghiên cứu phải phát ra các âm thanh có tần số cao xuống biển. Ngược lại, hệ thống mới sử dụng âm thanh có tần số thấp hơn có thể di chuyển quãng đường xa hơn nhiều trong khi vẫn mang lại những thông tin hữu ích.



Hướng tới việc bảo tồn



Makris nhận thấy các tiềm năng trong việc sử dụng OAWRS để kiểm soát, từ đó bảo tồn, các quần thể cá. Những đàn cá lớn sống trong đại dương cung cấp những mối liên hệ quan trọng trong đại dương và cả trong chuỗi thức ăn của con người. Nhưng kích cỡ của chúng lại khiến việc thu thập thông tin dựa trên biện pháp thông thường trở nên rất khó khăn.



Ron O'Dor nhà khoa học thuộc Cơ quan điều tra sự sống biển (CoML) nhận xét rằng: “OAWRS cho phép chúng ta thu thập thông tin ví dụ như về sự phân bố địa lý, sự phong phú và cả tập tính của những bầy cá, từ đó gia tăng hiểu biết của chúng ta về các yếu tố tạo nên những quần thể cá khỏe mạnh. Điều này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách kiểm soát và cải thiện việc bảo tồn nguồn cá”. CoML là cơ quan có sự phối hợp quốc tế trong chương trình kéo dài 10 năm nhằm đánh giá và giải thích tính đa dạng, sự phân bố và sự phong phú của các sinh vật biển. Chương trình hướng đến mục tiêu đưa ra những kết quả đầu tiên vào năm 2010.



Liệu OAWRS có thể được khai thác để tìm kiếm và đánh bắt nhiều cá hơn chứ không phải để bảo tồn chúng hay không? Makris tin rằng điều này là không thể. Ông nói nó không thể được sử dụng trong việc đánh bắt bất hợp pháp. “Những tên trộm không thích làm việc ban ngày hoặc khi chiếu đèn sáng. OAWRS về cơ bản cần phải bật đèn sáng khi ở dưới biến để mọi người có thể nhìn thấy có gì đang xảy ra dưới đó”. Ông cũng nhấn mạnh rằng sự cho phép từ phía các chính phủ là cần thiết để thiết bị này được phép sử dụng ở các vùng biển trong lãnh thổ hoặc ở các vùng biển quốc tế.



Nghiên cứu được Chương trình phối hợp hải dương học quốc gia, Văn phòng nghiên cứu hải quân và Quỹ Alfred P. Sloan tài trợ. Đây cũng là một phần đóng góp cho dự án điều tra sinh vật biển.

G2V Star (Theo ScienceDaily)

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Tại sao nên thường xuyên lấy cao răng?

Tại sao nên thường xuyên lấy cao răng?

Lấy cao răng và làm sạch cao răng không chỉ vì mục đích thẩm mỹ mà còn vì sức khỏe, bởi cao răng chính là “thủ phạm” gây ra phiền toái cho sức khỏe răng miệng.

Khi ăn xong nếu không chải răng ngay, thì khoảng 15 phút sau có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng gọi là màng bám. Nếu màng bám không được làm sạch, các vi khuẩn bám vào màng này và tích tụ ngày càng dày lên, gọi là mảng bám. Lúc này, các mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong miệng tiếp tục bám vào hình thành nên những mảng cứng bám xung quanh cổ răng gọi là cao răng.

Cao răng là chất cặn lắng cứng có màu vàng nâu, thường đóng xung quanh cổ răng. Thành phần của cao răng gồm carbonat canxi và phosphate phối hợp với cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô. Ngoài ra, còn có sự lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu, nước bọt. Cao răng có thể gây viêm nướu và có mùi hôi.

Cao răng gây ra một số bệnh về răng miệng như:

- Vi khuẩn trong cao răng gây viêm nướu. Phản ứng viêm này gây ra hiện tượng tiêu xương ổ răng, làm cho răng tụt nướu, thân răng ngày càng dài. Vì vậy, người có cao răng có thể có cảm giác ê buốt khó chịu khi ăn uống. Chân răng bị lộ vì không có nướu che chở và răng bị lung lay, quá trình tiêu xương cũng diễn ra nhanh hơn.

- Cao răng có thể gây nên các bệnh viêm nướu, viêm nha chu với các biểu hiện như: đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng.

- Vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng (viêm niêm mạc miệng, áp-tơ mà dân gian vẫn gọi là bệnh lở miệng), bệnh ở vùng mũi họng (viêm amidan, viêm họng), bệnh tim mạch.

Do những ảnh hưởng nêu trên, cao răng cần phải được cạo sạch và tốt nhất nên cạo định kỳ 4 - 6 tháng/lần. Có thể cạo cao răng bằng dụng cụ cầm tay hay bằng máy siêu âm. Cạo cao răng bằng máy siêu âm sẽ ít đau, ít chảy máu và sạch hơn. Sau khi cạo cao răng, bạn có thể có cảm giác ê, đau, nhiều hay ít tùy mức chịu đau của mỗi người. Cảm giác ê buốt khi ăn uống nhất là uống nước nóng quá hay lạnh quá có thể kéo dài sau vài ngày rồi hết.

Khởi phát của cao răng là màng bám sau khi ăn không được chải rửa sạch. Vì vậy, để ngăn ngừa cao răng, phải kiểm soát được màng bám, giữ răng luôn sạch sẽ. Sau đây là một số lời khuyên để giữ cho hàm răng chắc khỏe:

- Luôn chải răng sạch sau khi ăn.

- Sử dụng chỉ tơ nha khoa lấy sạch mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng.

- Ngậm nước súc miệng có bán sẵn hoặc nước muối pha loãng.

- Kiểm tra răng miệng định kỳ 3 tháng/lần để giải quyết những vấn đề vệ sinh mà bản thân cá nhân không thể tự làm sạch được như: làm sạch ở kẽ răng, ở mặt xa các răng hàm, ở những vùng răng giả. Không nên đợi có cao răng mới đi lấy, vì khi cao răng hình thành thì nó đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Hòa, Sức khỏe & Đời sống, VNE

Vì sao các khinh khí cầu đốt lửa lại bay được?

Vì sao các khinh khí cầu đốt lửa lại bay được?

Các khinh khí cầu đốt lửa là những quả cầu chứa khí nóng. Chúng bay lên vì không khí chứa trong đó nhẹ hơn là không khí ngoài khí quyển. Vì không khí nóng có xu hướng bốc lên, nên khí cầu bay được.

Trong một lưu chất lỏng (lỏng hay khí), mọi chất có tỷ trọng nhẹ hơn đều có xu hướng đi lên trên: đó là điểu xảy ra khi khí cầu nóng lẫn trong khí lạnh. Cũng có hiện tượng như vậy đối với khí hyđro và heli, là những khí nhẹ so với không khí. Tóm lại, tất cả các khí cầu đều phụ thuộc vào nguyên tắc chênh lệch tỷ trọng.

Các khinh khí cầu đốt lửa hiện đại có vỏ ngoài bằng ni lông, dáng gần như hình cầu. Nó mở ra ở phía dưới để hứng không khí nóng được đốt lên bởi một vòi đốt bằng khí. Khi quả cầu chứa đầy, không khí nóng, nó bay lên. Nếu muốn hạ xuống, chỉ cần không khí này nguội đi.

Hành khách ở trong một buồng nhẹ bằng mây, phía dưới quả cầu.

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2010

Vì sao Thuyết tương đối không được giải Nobel?

Vì sao Thuyết tương đối không được giải Nobel?

Năm 1922, Einstein được trao giải Nobel Vật lý nhưng không phải cho Thuyết tương đối, công trình vĩ đại nhất trong cuộc đời khoa học của ông. Sự kiện này đã trở thành một trong những bí ấn gây tranh cãi nhất trong lịch sử giải Nobel.



Sau nhiều năm tham khảo các tài liệu lưu trữ, nghiên cứu lịch sử khoa học Robert Marc Friedman đã tìm ra một sự thật bất ngờ: Việc Einstein không được trao giải Nobel cho tuyết tương đối không xuất phát từ quan điểm khoa học, mà là hành động có chủ ý của một số người thành kiến với Einstein nhằm hạ thấp uy tín của cá nhân ông.



Thuyết tương đối rộng là thành tựu lớn nhất của Einstein. Tuy nhiên, nó ra đời vào lúc bản thân ông không được cộng đồng khoa học trong nước Đức ủng hộ, đó là thời điểm trong và sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Einstein là một người Do Thái theo chủ nghĩa hòa bình, đã dám chối bỏ tư cách công dân Đức, tham gia vào các nhóm cấp tiến và công khai ủng hộ chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ định kiến này, một số nhà khoa học hàng đầu của Đức lúc đó đã gọi công trình của ông là trò bịp bợm vô căn cứ.



May mắn thay, vẫn còn có người tin rằng có thể kiểm chứng lý thuyết của Einstein, đó là nhà thiên văn học người Anh Arthur Stanley Eddington. Tận dụng 6 phút quý giá của hiện tượng nhật thực toàn phần ngày 29/5/1919, Eddington đã chứng minh được rằng, thuyết tương đối là hoàn toàn chính xác.



Ngày 6/11 cùng năm, sau khi Eddington công bố kết quả quan sát của ông, chỉ qua 1 đêm, Einstein đã trở thành một cái tên được nhắc đến trên toàn thế giới. Một số thành viên của Ủy ban điều hành giải Nobel đã nghĩ đến việc đưa Einstein vào danh sách những ứng cử viên cho lễ trao giải năm 1920.



Nhưng rốt cục, theo nhận xét trong cuộc họp chung của toàn ủy ban, Einstein là một người có tư tưởng khoa học và chính trị cực đoan, lại không tự tiến hành các thực nghiệm nên không xứng đáng được tôn vinh. Giải thưởng năm 1920 đã được trao cho một nhà khoa học Thụy Sĩ chưa từng được nhắc đến với một nghiên cứu mờ nhạt đến mức cả thế giới phải ngạc nhiên.


Năm 1922, danh tiếng của Einstein đã lớn đến mức Ủy ban điều hành giải Nobel bắt đầu lo rằng, uy tín của họ có thể bị tổn hại nếu vẫn tiếp tục phớt lờ một tài năng kiệt xuất như vậy. Nhưng mặt khác, họ cũng không muốn thừa nhận những gì mà chính mình đã bác bỏ những năm trước.



Giải pháp cuối cùng là Einstein vẫn được trao giải Nobel vật lý nhưng không phải cho thuyết tương đối mà cho một công trình khác ít quan trọng hơn, cũng ra đời từ năm 1905: hiệu ứng quang điện. Theo tuyên bố chính thức, Einstein được nhận giải Nobel bị treo của năm 1921, còn người nhận giải Nobel của năm 1922 là Niels Bohr với một lý thuyết lượng tử mới.



(Theo Khoa Học & Đời Sống, Discover)

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

Tại sao thiếu niên có tính khí thất thường?

Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng 1 loại hormone được tạo ra trong cơ thể có thể giúp phản ứng lại sự căng thẳng ở những người trưởng thành điềm tĩnh và trẻ con thay vào đó nó lại làm tăng mức độ căng thẳng ở lứa tuổi thiếu niên.

Người ta đã tiến hành thử nghiệm với chuột cái tập trung vào loại hormone THP trên nó, hormone này thể hiện tác động nghịch lý trên và mô tả cơ cấu bộ não giúp giải thích hiện tượng đó.



THP còn được gọi là allopregnanolone có tác dụng như là một loại thuốc an thần tự nhiên.



Loại hormone này không lập tức tạo ra khi có stress và phải mất nhiều phút sau đó, nó làm bớt đi hoạt động của thần kinh nhằm giảm sự lo lắng và giúp cá thể thích nghi và hoạt động thích hợp trong lúc căng thẳng.



Một nhóm nghiên cứu thuộc trung tâm y khoa đại học phía nam bang NewYork được chỉ đạo bởi giáo sư sinh lý và dược học Sheryl Smith đã tiến hành xem xét hoạt động não và hành vi của chuột trước tuổi dậy thì, vào tuổi dậy thì và trưởng thành.



Các chuyên gia bắt những con chuột chịu đựng sự việc đầy căng thẳng bằng cách bất thình lình đặt chúng vào bên trong một vật chứa bằng thủy tinh plexi không lớn hơn cơ thể nó là bao nhiêu và giữ chúng ở đó trong vòng 45 phút.



Giáo sư Smith nói 20 phút sau khi bị stress cả những con chuột con và những con trưởng thành cho thấy ít lo sợ hơn, nhưng những con ở độ tuổi dậy thì lo sợ nhiều hơn.



Các chuyên gia khoa học nghi ngờ vấn đề tương tự cũng xảy ra với người như với chuột và hiện tượng này có thể giúp phát hiện ra những sự thay đổi tâm tính và sự căng thẳng xuất hiện ở thiếu niên.



Giáo sư Smith nói thêm điều này không có nghĩa là thiếu niên lúc nào cũng nổi giận, tuy nhiên sẽ trạng thái thay đổi khi chúng trông có vẻ tốt và thoải mãi thì đột nhiên sau đó bật khóc hay giận dữ.



Ông nghĩ đó là lý do tại sao người ta dùng thuật ngữ “hormone thịnh nộ”. Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu trên tập san Nature Neuroscience thì những thay đổi tình cảm không phải lúc nào cũng tốt.



Để đáp lại sự căng thẳng đang được tăng dần lên, vào lúc đó sự lo sợ hay hoảng sợ sẽ xuất hiện, và có khả năng xảy ra cao gấp 2 lần ở những cô bé hơn là các cậu bé.


Ngoài ra nguy cơ tự tử cũng tăng cao ở lứa tuổi này cho dù đã dùng đến những phương thức y khoa dựa trên người trưởng thành.

Ánh Phượng

Theo ABCNewsOnline, Sở KH & CN Đồng Nai

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

Vì sao tia chớp có hình cành cây ?

Vì sao tia chớp có hình cành cây ?
Chớp mở đường tìm nơi có điện tích dương mà tới, nên tạo ra đường dích dắc hình cành cây. Trong cơn dông mùa hè, bạn có thể thấy từ những đám mây đen lớn nằm sát chân trời, các tia chớp vạch thành đường ngoằn ngoèo chẽ nhành nom tựa cành cây dốc ngược phóng xuống đất. Không phải ngẫu nhiên mà tia chớp lại có hình dạng đặc biệt như vậy!



Phần đáy đám mây trong cơn mưa có mang điện tích âm, còn mặt đất do cảm ứng mà có điện tích dương. Sự phóng điện giữa hai vật thể khởi đầu bằng một chớp mang điện tích âm từ đáy đám mây phóng xuống mặt đất để mở đường. Chớp này được gọi là tia chớp mở đường.

Quá trình đi trước mở đường này thường không mấy khi được thuận lợi. Trước tiên nó phải đi vào vùng không gian điện tích dương phân bố hỗn loạn phía dưới gầm đám mây. Những điện tích dương này vốn là điện tích cảm ứng của mặt đất tập trung với mật độ khá cao trên các vật thể nhọn dưới mặt đất (như đỉnh tháp, ngọn cây), do tác dụng cùng dấu đẩy nhau mà đi vào lớp không khí hỗn loạn ở tầng thấp dưới đám mây.


Chớp mở đường luôn tìm đường đi tới những không gian điện tích dương ở kề bên cạnh. Nếu như cạnh nó có hai hoặc nhiều không gian điện tích dương thì tia chớp phải phân ra thành nhánh để đi.

Nói chung, chớp dẫn đường đi qua vùng không khí ẩm dễ dàng hơn là vùng không khí khô. Do trên đường đi, nó phải chọn đường ẩm, tránh đường khô nên để lại một vệt ngoằn ngoèo gấp khúc từ vùng điện tích dương tới không gian điện tích dương khác ở thấp hơn. Trên đường đi ấy nó vẫn tiếp tục phân nhánh tạo ra hình cành cây lộn ngược

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010

Mười vạn câu hỏi vì sao?

Vì sao, tại sao, hãy trả lời em tại sao, kho tàng kiến thức nhân loại, mười vạn câu hỏi vì sao, Hoá học, Thiên văn học, Toán học, Vật lý học, Môi trường, Động vật, Thực vật, Sinh học, Địa chất, Thiên nhiên, Khoa học kỹ thuật, vi sao, hay tra loi em tai sao, kho tang kien thuc nhan loai, muoi van cau hoi vi sao, hoa hoc, thien van hoc, dia ly, dong vat, thuc vat, sinh hoc, dia chat, thien nhien, khoa hoc ky thuat

có liên quan tới: Mười vạn câu hỏi vì sao? (xem trên Google Sidewiki)

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Tại sao mũi lại có thể ngửi được các loại mùi vị?

Tại sao mũi lại có thể ngửi được các loại mùi vị?

Mũi của con người có hai chức năng chính, thứ nhất là dùng để hít thở không khí, hai là cơ quan khứu giác của cơ thể. Trong cuộc sống hàng ngày, tác dụng của khứu giác là không thể thiếu được đối với con người, ví như mắt và tai chưa nhìn và nghe thấy sự vật hiện tượng nhưng mũi đã có thể ngửi thấy. Vì vậy phi phát hiện ra có hoả hoạn thì lập tức có thể chữa cháy kịp thời.

Có một số đồ vật mặc dù chúng ta đặt trên tay, sờ vào nó, nhìn thấy nó, nghe được âm thanh của nó nhưng vẫn không thể nhận ra vật đó là vật gì, điều này chứng tỏ khứu giác có thể giúp phân biệt, nhận biết được các loại vật chất. Một số người đã qua những lớp huấn luyện đặc biệt về khứu giác vì vậy họ có một khả năng phân biệt mùi vị đặc biệt, ví dụ như những kĩ sư làm việc trong ngành chế biến nước hoa, có thể nói họ chính là những chuyên gia về mùi vị, họ chỉ cần dùng mũi cũng có thể phân biệt được các loại mùi hương đồng thời đưa ra đánh giá loại nước hoa đó tốt hay dở…

Hay những kỹ sư đánh giá các sản phẩm chè, cà phê, rượu ngoài việc cần có một vị giác tốt ra thì cũng cần phải có một khứu giác mẫn cảm, có như vậy họ mới có thể phân biệt được chất lượng tốt xấu, có thể phân chia chủng loại của từng sản phẩm được. Ngoài ra khứu giác còn có thể tăng cảm giác muốn ăn, khi chúng ta ngửi thấy mùi thơm của một loại thức ăn nào đó thì lập tức sẽ cảm thấy thèm ăn. Có lẽ ai cũng đã từng trải qua những lần cảm cúm, bị ngạt mũi nên dù ăn thức ăn ngon đến mấy chúng ta cũng không muốn ăn và ăn cũng không cảm thấy ngon được. Thực ra mùi vị thức ăn vẫn rất ngon nhưng do mũi của chúng ta bị ngạt nên không ngửi thấy được mùi vị thơm ngon của thức ăn vì vậy cảm giác thèm ăn không được kích thích.



Mũi có thể ngửi được các loại mùi vị là trong thành khoang mũi có một lớp niêm mạc dầy khoảng 5 mm2, trên đó phân bố khoảng hơn 10.000.000 tế bào khứu giác, những tế bào này có liên hệ rất mật thiết với đại não. Như chúng ta đều đã biết khí là do tác dụng của các phân tử khí tạo thành. Khi con người hít thở không khí, những phân tử khí phát tán trong không trung sẽ dính vào niêm mạc khoang mũi, kết hợp với các tế bào khứu giác trong khoang mũi.

Lúc này các tế bào khứu giác trong khoang mũi lập tức sẽ hưng phấn lên, chuyển những kích thích này thành những tín hiệu đặc biệt và truyền đến đại não thông qua các dây thần kinh khứu giác, vì vậy tạo ra khứu giác giúp cho chúng ta có thể ngửi thấy các loại mùi vị bằng mũi.

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Thế nào là “Hà Nội 36 phố phường”?

Thế nào là “Hà Nội 36 phố phường”?

Nội thành Hà Nội hiện nay có 7 quận gồm 102 phường, tức 102 đơn vị hành chính cấp cơ sở với trên 400 phố và ngõ. Nhưng đó là phường và phố Hà Nội hiện nay. Còn ca dao cổ có câu:

Hà Nội băm sáu phố phường.
Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh…


Câu ca dao đó nay ai cũng thuộc nhưng không chính xác!



Thực ra, phố và phường là hai phạm trù khác nhau.



Vào thời Lê, phường ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long. Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy, Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó.



Sang đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đổi Thăng Long là phủ Hoài Đức và chia nhỏ ra làm nhiều đơn vị mới, có tên gọi là phường, thôn, trại. Huyện Thọ Xương bị chia ra làm 8 tổng với 183 phường, thôn, trại; huyện Vĩnh Thuận bị chia ra làm 5 tổng với 56 phường, thôn, trại. Tổng cộng phủ Hoài Đức, tức kinh thành Thăng Long cũ, gồm 13 tổng, 239 phường, thôn, trại.



Đến khoảng giữa thế kỷ XIX hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sát nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại. Như vậy là nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi. Đó là một việc làm của chủ trương “hạ cấp” Thăng Long.



Như thế, không làm gì có cái gọi là “Hà Nội 36 phố phường”. Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường, thôn, trại. Do tình hình chia nhỏ Thăng Long nên một phường đời Lê đã phân ra làm nhiều phường, thôn, trại thời Nguyễn.



Bây giờ sang vấn đề phố. Phố khác hẳn phường. Nếu phường nguyên nghĩa là một khu vực hành chính thì phố nguyên nghĩa là chỗ bán hàng, nơi bày hàng, tức là như ta nói ngày nay là cửa hàng, cửa hiệu. Phố có thể là một ngôi nhà bày bán hàng mà cũng có thể ban đầu chỉ là một chỗ trống nhưng lấy làm nơi bày hàng hoá để buôn bán. Cho nên ví dụ như cụm từ phố Hàng Trống nguyên nghĩa chỉ là một ngôi nhà, một cửa hàng có bán mặt hàng là trống. Cũng vậy phố Hàng Chiếu vốn chỉ là một nhà có bán mặt hàng chiếu…

Song do các “phố” tập trung ken sát nhau thành một dãy (dài hoặc ngắn là tuỳ) nên cái dãy gồm nhiều phố ấy (phố với nghĩa là cửa hàng, cửa hiệu) cũng được gọi tắt là phố. Và dần dần cái từ phố mới biến nghĩa là một dãy các cửa hàng cửa hiệu đã lấn át cái từ phố có nguyên nghĩa là một ngôi nhà bày bán hàng. Và thế là thay vì nói dãy phố Hàng Chiếu, dãy phố Hàng Bạc… để chỉ những con đường mà hai bên là những ngôi nhà bày bán chiếu, bán vàng bạc… Hiện nay trong ngôn ngữ miền Bắc, từ phố với nguyên nghĩa là ngôi nhà, cửa hàng đã phai mờ hoàn toàn, song miền Trung, miền Nam thì lớp trung niên trở lên vẫn sử dụng.


Do sự hình thành như vậy mà trong một phường cổ có nhiều phố. Như trong cùng phường Đông Các có phố Hàng Bạc, phố Hàng Mắm, phố Hàng Giày… Cho nên phường không bao giờ lại ngang hàng với phố mà là trùm lên các phố. Và cũng vì thế, 36 phố phường thời Lê không thể là 36 phố + phường được.

(Hỏi đáp 1000 năm Thăng Long - Hà Nội)

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Tại sao rất khó nhìn thấy xác voi?

Tại sao rất khó nhìn thấy xác voi?

Voi là một trong số những loài động vật lớn nhất trên lục địa. Trong rừng rậm, các động vật khác rất khó uy hiếp được voi. Tuy nhiên, khi voi bị chết thì hầu như không ai nhìn thấy xác chúng. Tại sao như vậy?

tai sao rat kho nhin thay voi gia

Đó là do những con voi khác đã chôn đồng loại của mình. Một buổi chiều, nhà động vật học người Anh Haway Kelly đã tận mắt chứng kiến “lễ chôn cất” voi.

Một con voi cái đã già sắp chết, rũ đầu đi lảo đảo tiến về phía trước và cuối cùng ngã xuống đất. Những con voi khác vây xung quanh nó phát ra những tiếng kêu buồn đau thương.

Đàn voi đứng xung quanh con voi già, cúi đầu, không ngừng dùng vòi xoa lên thi thể voi già. Sau cùng, chúng dùng đất và cỏ cây phủ lên mình con voi đã chết. Voi không những có thể che đậy xác chết mà còn bẻ gãy ngà con voi chết, sau đó chúng đập ngà vào đá hay thân cây làm cho ngà nát vụn. Lý do tại sao chúng lại đập nát ngà voi chết thì các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được.

H.T (theo Hỏi đáp khoa học)